Trang chủ » Giấy phép hoạt động » Y tế, Dược phẩm, Mỹ phẩm

Tư vấn thủ tục đăng ký nhập khẩu thuốc thú y

27/08/2020.

Những năm gần đây, thuốc thú y đang dần được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp nước ta, kéo theo sự mở rông về nhu cầu xuất nhập khẩu, mua bán, sản xuất loại hàng này. Tuy nhiên, trên thực tế, để chính thức hoạt động, cá nhân, tổ chức kinh doanh thuốc thú y cần đáp ứng một số điều kiện và thủ tục chi tiết theo qui đinh.

Với bài viết này, Luật Việt Phong xin tư vấn một số thông tin cơ bản về thủ tục đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo pháp luật hiện hành.

I) Các trường hợp cần đăng ký nhập khẩu thuốc thú y

Căn cứ Khoản 4, Điều 100, Luật Thú y năm 2015, các tổ chức, cá nhân cần thực hiện thủ tục đăng ký nhập khẩu đối với thuốc thú y hoặc vắc-xin, vi sinh vật dùng trong thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam được nhập khẩu theo trường hợp sau đây:

a) Phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai;

b) Mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học;

c) Chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

d) Tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

đ) Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y;

e) Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.

II) Điều kiện để nhập khẩu thuốc thú y

Để thực hiện thủ tục đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, theo qui định của Luật Thú y 2015Nghị định 35/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Thú y 2015 do Chính phủ ban hành, tổ chức, cá nhân nhập khẩu cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:

(1) Điều kiện chung đối với cá nhân, tổ chức buôn bán thuốc thú y

- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp:

• Có địa điểm kinh doanh cố định và biển hiệu;

• Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại;

• Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. 

Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm

- Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;

- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

(2) Điều kiện cụ thể với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y

- Có kho chứa đựng thuốc với diện tích phù hợp với quy mô sản xuất và bảo đảm tiêu chí gồm:

• Có kho riêng để bảo quản nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm;

• Có kho riêng bên ngoài để bảo quản dung môi và nguyên liệu dễ cháy nổ;

• Tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác;

• Nền, tường, trần tránh được ngập lụt, thẩm ẩm và sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác;

- Có quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản của sản phẩm. 

Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối.

- Có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc thú y theo quy định;

- Có hồ sơ kiểm soát chất lượng và theo dõi xuất, nhập đối với từng loại thuốc;

- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y.

III) Thủ tục đăng ký nhập khẩu thuốc thú y

1. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y

Thành phần hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y đối với từng trường hợp được đề cập chi tiết tại Điều 22, Mục 4, Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn về quản lý thuốc thú y, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.

a) Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y chưa có giấy chứng nhận lưu hành để phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, gồm:

- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y (Mẫu quy định tại Phụ lục XXXII Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của doanh nghiệp với ngành nghề phù hợp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y;

- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc giấy chứng nhận khác tương đương đối với một số hóa chất thông dụng;

- Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS, CPP, MA) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;

- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;

- Nhãn sản phẩm.

b) Hồ sơ nhập khẩu mẫu thuốc thú y để kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, gồm:

- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y (Mẫu quy định tại Phụ lục XXXII Thông tư này 13/2016/TT-BNNPTNT);

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y đối với tổ chức lần đầu nhập khẩu;

- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc giấy chứng nhận khác tương đương đối với một số hóa chất thông dụng;

- Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS, CPP, MA) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;

- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;

- Tóm tắt đặc tính của sản phẩm theo (Mẫu quy định tại Phụ lục VIII Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT).

c) Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y để tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học, phòng, trị bệnh cho động vật quý hiếm, gồm:

- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y (Mẫu quy định tại Phụ lục XXXII Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT); 

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y đối với tổ chức lần đầu nhập khẩu;

- Bản sao tài liệu chứng minh Mục đích nhập khẩu thuốc thú y;

- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;

- Tóm tắt đặc tính của sản phẩm (Mẫu quy định tại Phụ lục VIII Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

- Nhãn sản phẩm

d) Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y để chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài, gồm:

- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y (mẫu quy định tại Phụ lục XXXII Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;

- Bản sao tài liệu chứng minh Mục đích nhập khẩu thuốc thú y;

- Nhãn sản phẩm.

e) Hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu, thuốc thú y, vi sinh vật để nghiên cứu sản xuất thuốc thú y, chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y

- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y (Mẫu quy định tại Phụ lục XXXII Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y đối với tổ chức lần đầu nhập khẩu;

- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;

- Tóm tắt đặc tính của sản phẩm (Mẫu quy định tại Phụ lục VIII Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT).

f) Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.

- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y (mẫu quy định tại Phụ lục XXXII Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của doanh nghiệp với ngành nghề phù hợp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y;

- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc giấy chứng nhận khác tương đương đối với một số hóa chất thông dụng;

- Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS, CPP, MA) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;

- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;

- Nhãn sản phẩm.

2. Cơ quan tiếp nhận

Cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nộp hồ sơ theo yêu cầu trên tại Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thực hiện thủ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y.

3. Thời hạn

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cán bộ Cục Thú y xem xét cấp giấy phép nhập khẩu.

Cac trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép, Cục Thú y sẽ ra văn bản nêu rõ lý do từ chối.

4. Lệ phí 

Căn cứ Thông tư 285/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính qui định về mức mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y:

Lệ phí kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đơn hàng nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản: 2.000.000 VNĐ/1 đơn hàng.

(Trừ các đơn hàng nhập khẩu để làm mẫu nghiên cứu, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, phi mậu dịch).

IV) Vì sao nên lựa chọn Dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký nhập khẩu thuốc thú y tại Luật Việt Phong?

Việt Phong: Chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, khách hàng không cần đi lại, không tốn thời gian chờ đợi, đúng ngày là có kết quả

Việt Phong: Uy tín khi thực hiện thủ tục, chúng tôi cam kết 100% ra kết quả cho khách hàng

Việt Phong: Miễn phí tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của khách hàng

Mọi yêu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng xin vui lòng liên hệ hotline 1900 6589 hoặc số điện thoại yêu cầu dịch vụ trực tiếp của chúng tôi ở bên dưới. Rất mong được hợp tác và đồng hành cùng quý khách!.


Hỏi thêm về: Tư vấn thủ tục đăng ký nhập khẩu thuốc thú y
Email, điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Nội dung câu hỏi (*)
Tên (*)
Email (*)
Số điện thoại
VIỆT PHONG - TIÊN PHONG LUẬT VIỆT
Tìm kiếm tin
GỌI LUẬT SƯ 24/7
Văn phòng phía Bắc (Hà Nội)
Biệt thự 2.11, đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm (đối diện Đại sứ Quán Hàn Quốc)
  • banner danh muc

Tin cùng chuyên mục

Bản quyền thuộc về Luật Việt Phong - Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Công ty Luật Việt Phong bằng văn bản. (© Copyright 2015 - 2020), ® All Reserved.
Gọi luật sư: 0904.582.555