- Tư vấn luật miễn phí
- Gọi báo giá tại Hà Nội
- Gọi báo giá tại TP HCM
Hiện nay, các thông tin cơ bản về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân…) là một trong những nội dung bắt buộc được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo thời gian, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, những thông tin này có thể phải thay đổi. Do đó, để đảm bảo cho quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; - Vốn điều lệ.- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
Để đảm bảo cho tính xác thực của thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tại Khoản 7, Điều 8, Luật Doanh nghiệp 2014 có qui định một trong các nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp như sau:
"Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo. Trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.”
Về mặt pháp luật, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi thông tin Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trên thực tế, người đại diện theo pháp luật có thể giới thiệu hoặc ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện việc thay đổi này trong trong trường hợp cần thiết.
Căn cứ nội dung tại Điểm a, Khoản 2, Điều 15, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
– Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (mẫu số II-5 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT); – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp; – Giấy giới thiệu (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp);– Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật; – Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân gốc của người đi nộp hồ sơ. |
- Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký tại Bộ phận một cửa thuộc Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Lưu ý: Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký hồ sơ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về thông tin Chứng minh nhân / Căn cước công dân. - Bước 2: Cán bộ thụ lý hồ sơ kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ sẽ nhận hồ sơ và in giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thay đổi thông tin Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). - Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ. |
4) Lệ phí
Việt Phong: Uy tín khi thực hiện thủ tục, chúng tôi cam kết 100% ra kết quả cho khách hàng
Mọi yêu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng xin vui lòng liên hệ hotline 1900 6589 hoặc số điện thoại yêu cầu dịch vụ trực tiếp của chúng tôi ở bên dưới. Rất mong được hợp tác và đồng hành cùng quý khách!.