Theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, chào hàng) thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.
Để có những kiến thức pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, Công ty
Luật Việt Phong xin được tư vấn cho quý khách hàng như sau:
1.Những thông tin, giấy tờ cần thiết
Đặt tên ĐĐKD
- Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ "Địa điểm kinh doanh”.
- Tên ĐĐKD phải được viết hoặc gắn tại trụ sở, đồng thời được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ "công ty”, "doanh nghiệp”.
- Tất nhiên, tên văn phòng đại diện cũng bắt buộc không được trùng lặp.
- Ví dụ: Địa điểm kinh doanh số 1 Công ty TNHH ABC
Trụ sở ĐĐKD
- Địa chỉ phải ghi đầy đủ, chính xác gồm các thông tin như số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đối với trường hợp nếu bạn đăng ký địa chỉ trụ sở là chung cư hay tòa nhà thì phải cung cấp giấy tờ chứng minh địa chỉ đó được phép làm văn phòng ví dụ như: Quyết định của chủ đầu tư hoặc các giấy tờ khác. Nếu không có giấy tờ trên thì không được sử dụng trụ sở ĐĐKD là chung cư, nhà tập thể
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động ĐĐKD
Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh;
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.
3. Thủ tục đăng ký hoạt động ĐĐKD
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký hoạt động ĐĐKD Bước 3: Nộp bộ hồ sơ: - Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Bước 4: Nhận kết quả (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác) trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bước 5: Đóng lệ phí môn bài (1.000.000 đồng) qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp hoặc đóng trực tiếp tại ngân hàng.
|
Mọi yêu cầu sử dụng dịch vụ của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 theo hotline 1900 6589 hoặc số điện thoại yêu cầu dịch vụ trực tiếp của chúng tôi ở bên dưới. Rất mong được hợp tác và đồng hành cùng quý khách!