Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Thủ tục đăng ký nhận cha, me, con

28/04/2020.

Nhận cha, mẹ, con là quyền của công dân được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình. Cha mẹ có quyền nhận con, con có quyền nhận cha mẹ kể cả khi người được nhận đã chết. Vậy thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ con được thực hiện ở đâu và thành phần hồ sơ như thế nào? 





1.Thẩm quyền giải quyết thủ tục:

Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định trong Luật Hộ tịch ban hành năm 2014.
- Đối với công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam: UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
-Đối với trường hợp thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa: Công dân Việt Nam với người nước ngoài; Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; Người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc về UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.

2.Thành phần hồ sơ:

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 Luật Hộ tịch, muốn tiến hành làm thủ tục nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị các giấy tờ sau, nộp tại UBND xã có thẩm quyền giải quyết như sau:
-Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định
-Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

LƯU Ý:
* Khi nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt:
* Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự that.

3.Thủ tục thực hiện: 

•Đối với trường hợp thực hiện thủ tục tại UBND cấp xã (trường hợp không có yếu tố nước ngoài)

Bước 1: Công chức tiếp nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2:
-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
-Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận 1 cửa

•Đối với trường hợp thực hiện thủ tục tại UBND cấp huyện (trường hợp có yếu tố nước ngoài)

Bước 1: Công chức tiếp nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2:
-Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục
-Đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3 :
Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Bước 4 :
Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.


Đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt:

Theo điều 13 thông tư 15/2015/Tt-BTP về việc đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt như sau: 

-Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
-Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
-Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Việt Phong về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 
Hỏi thêm về: Thủ tục đăng ký nhận cha, me, con
Email, điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Nội dung câu hỏi (*)
Tên (*)
Email (*)
Số điện thoại
VIỆT PHONG - TIÊN PHONG LUẬT VIỆT
Tìm kiếm tin
GỌI LUẬT SƯ 24/7
Văn phòng phía Bắc (Hà Nội)
Biệt thự 2.11, đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm (đối diện Đại sứ Quán Hàn Quốc)
  • banner danh muc

Tin cùng chuyên mục

Bản quyền thuộc về Luật Việt Phong - Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Công ty Luật Việt Phong bằng văn bản. (© Copyright 2015 - 2020), ® All Reserved.
Gọi luật sư: 0904.582.555