Đối với mỗi các văn phòng đại diện con dấu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của văn phòng, gần như hoạt động nào cũng cần đến con dấu. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà văn phòng đại diện phải đăng ký, thay đổi mẫu con dấu. Trong đó có thể do con dấu dùng nhiều bị mòn, hư hỏng không rõ, đổi tên doanh nghiệp nên cần phải làm lại con dấu.
Để có những kiến thức pháp lý liên quan đến thủ tục
cấp đổi con dấu cho văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, Công ty
Luật Việt Phong xin được tư vấn cho Quý khách hàng như sau:
1. Hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu dấu, cấp đổi mẫu dấu
Điều 13 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu quy định:
- Đơn đề nghị;
- Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Giấy giới thiệu (nếu có);
Cụ thể, Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu:
Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do.
Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do;
- Quyết định thay đổi về tổ chức, đổi tên cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp đổi mẫu dấu cho VPĐD của thương nhân nước ngoài
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an trong trường hợp: Tổ chức nước ngoài, VPĐD của thương nhân nước ngoài không có chức năng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cấp giấy phép hoạt động;
3. Dịch vụ đề nghị cấp đổi con dấu của Luật Việt Phong
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giúp Quý khách và nộp hồ sơ
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tổ chức có nhu cầu đổi con dấu, viết giấy hẹn trả dấu.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện thủ tục và đề xuất cấp Giấy phép khắc dấu.
Bước 4: Trình lãnh đạo duyệt Giấy phép khắc dấu và chuyển cho cơ sở kinh doanh khắc dấu để sản xuất con dấu.
Bước 5: Nhận con dấu từ cơ sở kinh doanh khắc dấu chuyển đến để làm thủ tục lưu mẫu và hoàn thành giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
Bước 6: Nhận kết quả cho Quý khách. Trả con dấu cho cơ quan, tổ chức (thu hồi con dấu cũ) và làm thủ tục thu lệ phí theo quy định (thời gian từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).
4. Tại sao quý khách hàng nên lựa chọn Luật Việt Phong
Việt Phong: Chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, khách hàng không cần đi lại, không tốn thời gian chờ đợi, đúng ngày là có kết quả
Việt Phong: Uy tín khi thực hiện thủ tục, chúng tôi cam kết 100% ra kết quả cho khách hàng
Việt Phong: Miễn phí tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục cấp đổi mẫu dấu của khách hàng
Mọi yêu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng xin vui lòng liên hệ hotline 1900 6589 hoặc số điện thoại yêu cầu dịch vụ trực tiếp của chúng tôi ở bên dưới. Rất mong được hợp tác và đồng hành cùng Quý khách./.