Theo Khoản 1, Điều 47, Luật Doanh Nghiệp 2014 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên bị hạn chế chuyển nhượng.
Đông Anh là một huyện nằm ngoại thành Hà Nội. Về mặt kinh kế, hiện nay, huyện Đông Anh được đánh giá là một trong những địa điểm giao thương kinh tế thuận lợi, là "miếng bánh ngon" được nhiều nhà đầu tư để mắt với nhiều dự án lớn. Với sự phát triển này, nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Đông Anh ngày càng cao. Nên trong bài viết này, Công ty
Luật Việt Phong xin được tư vấn cho Quý khách hàng về thủ tục đăng ký
thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở tại huyện Đông Anh như sau:
1.Vốn điều lệ tối thiểu
- Điều kiện về vốn tối thiểu của công ty TNHH hai thành viên trở lên phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh sẽ đăng ký.
- Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do các chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
- Vốn điều lệ này, về thực tế không bắt phải chứng minh nhưng chủ sở hữu sẽ chịu mọi trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký.
- Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
2. Những thông tin, giấy tờ cần thiết
Cách đặt tên công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Theo Điều 17, Điều 18 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Khi đặt tên công ty TNHH hai thành viên trở lên thì bao gồm 2 thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là "công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc "công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.
-Đăng ký tên công ty bao gồm: Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa); Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có) và Tên công ty viết tắt (nếu có). Tên công ty của bạn đăng ký không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty của các doanh nghiệp khác đã được thành lập.
Tìm địa chỉ đăng ký trụ sở chính của công ty TNHH hai thành viên trở lên
-Địa chỉ trụ sở công ty là nơi giao dịch, liên lạc của công ty nên phải ghi đầy đủ, chính xác gồm các thông tin như: "số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội"
-Đối với trường hợp nếu bạn đăng ký địa chỉ trụ sở công ty là chung cư hay tòa nhà thì phải cung cấp giấy tờ chứng minh địa chỉ đó được phép làm văn phòng ví dụ như: Quyết định của chủ đầu tư hoặc các giấy tờ khác.
Chọn người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Theo Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014, Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên trở lên là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
-Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Hồ sơ thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định Hồ sơ thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
2. Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);
3. Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
b. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên như hướng dẫn bên trên.
Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như hướng dẫn bên trên tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp (Nếu các bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này).
Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).
Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng,quý, năm (Trong giai đoạn này trở về sau, doanh nghiệp bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn.
Ở đây Công ty có 2 phương án:
Thứ nhất: Thuê 01 kế toán có trình độ và kinh nghiệm thực hiện việc báo cáo thuế.
Thứ hai: Thuê dịch vụ kế toán tại Công ty
Luật Việt Phong để thực hiện việc báo cáo thuế, báo cáo tài chính và thuế sau thành lập để đạt được hiệu quả cao, đúng thời hạn quy định, tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mọi yêu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 theo hotline 1900 6589 hoặc số điện thoại yêu cầu dịch vụ trực tiếp của chúng tôi ở bên dưới. Rất mong được hợp tác và đồng hành cùng Quý khách hàng!