Trang chủ » Doanh nghiệp » Thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ thành lập Công ty hợp danh

15/04/2020.
Theo Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014, Công ty hợp danh ("CTHD”) là loại hình công ty đối nhân, trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh (đều là cá nhân) cùng hoạt động thương mại dưới một pháp nhân chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thể có thêm các thành viên góp vốn.



Để có những kiến thức pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập Công ty hợp danh, Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho quý khách hàng như sau:

1. Những thông tin, giấy tờ cần thiết

Cách đặt tên CTHD
- Theo Điều 17, Điều 18 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, khi đặt tên CTHD thì bao gồm 2 thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là "công ty hợp danh” hoặc "CTHD” đối với công ty hợp danh.
+ Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.
- Đăng ký tên công ty bao gồm: Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa); Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có) và Tên công ty viết tắt (nếu có). Tên công ty của bạn đăng ký không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty của các doanh nghiệp khác đã được thành lập.

Tìm địa chỉ đăng ký trụ sở chính của CTHD
- Địa chỉ trụ sở công ty là nơi giao dịch, liên lạc của công ty nên phải ghi đầy đủ, chính xác gồm các thông tin như số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đối với trường hợp nếu bạn đăng ký địa chỉ trụ sở công ty là chung cư hay tòa nhà thì phải cung cấp giấy tờ chứng minh địa chỉ đó được phép làm văn phòng ví dụ như: Quyết định của chủ đầu tư hoặc các giấy tờ khác.

Chọn người đại diện theo pháp luật của CTHD
- Theo Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014, Người đại diện theo pháp luật của CTHD trở lên là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Hồ sơ thành lập Công ty hợp danh

Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định Hồ sơ thành lập Công ty hợp danh như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
2. Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh);
3. Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-9 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
b. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Thủ tục thành lập Công ty hợp danh

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập CTHD
Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập CTHD
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ:
+ Trường hợp đăng ký trực tiếp:
• Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
• Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.
+ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:
• Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP;
• Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
• Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
+ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
• Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP;
• Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
• Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
• Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác). Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 8: Đóng lệ phí môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp (Nếu các bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này).
Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).
Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng,quý, năm (Trong giai đoạn này trở về sau, doanh nghiệp bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn.
Ở đây Công ty có 2 phương án:
Thứ nhất: Thuê 01 kế toán có trình độ và kinh nghiệm thực hiện việc báo cáo thuế.
Thứ hai: Thuê dịch vụ kế toán tại Công ty Luật Việt Phong để thực hiện việc báo cáo thuế, báo cáo tài chính và thuế sau thành lập để đạt được hiệu quả cao, đúng thời hạn quy định, tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mọi yêu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 theo hotline 1900 6589 hoặc số điện thoại yêu cầu dịch vụ trực tiếp của chúng tôi ở bên dưới. Rất mong được hợp tác và đồng hành cùng quý khách!
 
Hỏi thêm về: Dịch vụ thành lập Công ty hợp danh
Email, điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Nội dung câu hỏi (*)
Tên (*)
Email (*)
Số điện thoại
VIỆT PHONG - TIÊN PHONG LUẬT VIỆT
Tìm kiếm tin
GỌI LUẬT SƯ 24/7
Văn phòng phía Bắc (Hà Nội)
Biệt thự 2.11, đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm (đối diện Đại sứ Quán Hàn Quốc)

Tin xem nhiều

  • banner danh muc

Tin cùng chuyên mục

Bản quyền thuộc về Luật Việt Phong - Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Công ty Luật Việt Phong bằng văn bản. (© Copyright 2015 - 2020), ® All Reserved.
Gọi luật sư: 0904.582.555